Văn học không chỉ là câu chuyện cổ tích, bài thơ hay truyện ngắn mà trẻ thường nghe mỗi ngày. Đó còn là cánh cửa mở ra thế giới tâm hồn, nơi trẻ học cách thấu hiểu cuộc sống, nuôi dưỡng cảm xúc và hình thành nhân cách. Tuy nhiên, hiểu được những giá trị của văn học trẻ cần được rèn luyện một khả năng đặc biệt đó chính là cảm thụ văn học. Vậy cảm thụ văn học là gì?
Cảm thụ văn học là gì?
Cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, suy ngẫm và rung động trước vẻ đẹp của một tác phẩm văn học. Đối với trẻ em, điều này không chỉ dừng lại ở việc hiểu nội dung truyện, mà còn là kỹ năng cảm nhận ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc nhân vật và thông điệp sâu sắc ẩn sau mỗi câu chữ.
Như nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn từng nhấn mạnh: Cảm thụ văn học là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật bằng tri giác, xúc cảm, liên tưởng và tưởng tượng để phát hiện giá trị thẩm mỹ. Với trẻ em, đây chính là cách nuôi dưỡng khả năng cảm xúc, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển ngôn ngữ từ sớm.

Tại sao cảm thụ văn học lại quan trọng?
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy: Khi cảm thụ, trẻ phải diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ phong phú, rõ ràng điều này giúp làm giàu vốn từ tăng khả năng giao tiếp và viết văn.
- Tạo nền tảng cho học tập và sáng tạo: Cảm thụ văn học giúp trẻ không chỉ hiểu cái đẹp mà còn biết sáng tạo ra cái đẹp. Từ đó rèn luyện trí tưởng tượng, sự liên tưởng và khả năng sáng tạo.
- Bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành nhân cách: Cảm thụ văn học sẽ góp phần hình thành cảm xúc nhân văn. Thông qua tác phẩm, trẻ học được sự yêu thương, lòng trắc ẩn và biết quan tâm đến người khác.
Tiểu học là giai đoạn trẻ bắt đầu định hình thế giới quan và cách cảm nhận cuộc sống. Hướng dẫn đúng cách cảm thụ văn học lớp 5 và lớp 6 sẽ giúp trẻ từng bước tiếp cận văn học như một người đồng hành cảm xúc, chứ không chỉ là một môn học.
Cảm thụ văn học ở tiểu học – giai đoạn vàng để rèn luyện khả năng cảm thụ trẻ
Bậc tiểu học chính là thời điểm “vàng” để khơi dậy sự rung cảm nghệ thuật trong trẻ, đóng vai trò như một chiếc cầu nối cảm xúc đầu đời, giúp trẻ làm quen với cái đẹp trong văn học một cách tự nhiên. Ở giai đoạn này, việc áp dụng cách cảm thụ văn học lớp 5 là bước khởi đầu cho hành trình cảm xúc – nơi các em học cách lắng nghe trái tim mình thông qua từng câu chữ.
Khi lên lớp 6, cách cảm thụ văn học lớp 6 sẽ phát triển lên tầm cao hơn: từ cảm nhận đơn thuần sang phân tích, liên hệ và đánh giá giá trị thẩm mỹ, nhân văn của tác phẩm.

Các bước viết văn cảm thụ văn học
1. Hiểu yêu cầu đề bài
Để cần bắt đầu viết văn cảm thụ văn học trẻ cần xác định rõ yêu cầu trọng tâm của đề bài, đề đang hỏi gì, muốn nhấn mạnh điều gì. Một bài văn cảm thụ tốt luôn bắt đầu bằng sự hiểu đề chính xác.
2. Khám phá và cảm nhận tác phẩm
- Đọc tác phẩm: Để cảm thụ tốt, người viết cần đọc đoạn thơ hoặc đoạn văn một cách diễn cảm, đúng ngữ điệu, đúng nhịp điệu.
- Tìm hiểu và phân tích: Khám phá cái hay, cái đẹp của ngôn từ, chú ý đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật từ đó người viết cần tìm hiểu cảm xúc của nhân vật và thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Với học sinh tiểu học, việc rèn luyện từng bước một cách rõ ràng, cụ thể sẽ giúp trẻ từng bước hình thành và rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học.
3. Viết đoạn văn cảm thụ
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát, trích đoạn thơ hoặc đoạn thơ cần cảm thụ, kết hợp dẫn dắt nhẹ nhàng, hấp dẫn.
- Thân đoạn: Phân tích và trình bày cảm nhận theo trình tự logic, mỗi ý nên đi kèm dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm để tăng tính thuyết phục.
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Làm sao để giúp trẻ cảm thụ văn học tốt hơn?
Để giúp trẻ cảm thụ văn học tốt hơn, cả giáo viên và phụ huynh cần cùng nhau khơi gợi niềm yêu thích đọc và học văn trong trẻ. Giáo viên không chỉ cung cấp nền tảng kiến thức về ngôn ngữ và nghệ thuật mà còn hướng dẫn trẻ cảm thụ theo trình tự rõ ràng – từ đọc, hiểu đến rung cảm. Quá trình này cần được củng cố qua các hoạt động đa dạng như: viết cảm nghĩ ngắn, nhập vai nhân vật, kể lại câu chuyện bằng lời của chính mình… Bên cạnh đó, việc kết nối văn học với đời sống thực tế, khuyến khích trẻ quan sát, trải nghiệm và đọc thêm ngoài sách giáo khoa sẽ giúp các em tích lũy vốn sống, mở rộng góc nhìn và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc, chân thực hơn.
Cảm thụ văn học không phải là khả năng bẩm sinh, mà là kỹ năng cần được gieo trồng và rèn luyện. Đó là hành trình nuôi dưỡng tâm hồn bằng cái đẹp, mở rộng nhận thức bằng cảm xúc và giúp trẻ lớn lên trong thế giới đầy nhân văn. Hãy bắt đầu từ những trang sách nhỏ, để nuôi dưỡng trong trẻ một tâm hồn lớn – biết rung cảm, biết yêu cái đẹp và biết sống nhân văn hơn mỗi ngày.