Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kỹ năng hợp tác là một trong những yếu tố cần thiết không chỉ được sử dụng trong công việc mà còn là một phần quan trọng đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Dạy cho bé kỹ năng hợp tác từ sớm sẽ giúp bé hòa đồng với mọi người xung quanh, tăng khả năng phát triển và tư duy khi học tập, chung sống trong một môi trường tập thể, xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô. Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ kỹ năng hợp tác từ những nhiều đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.
Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm
Trẻ học tốt thông qua trải nghiệm, thay vì lý thuyết trên sách vở. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là để bé được tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như tham gia các trò chơi, tham gia các câu lạc bộ, làm bài tập nhóm ở trường,… để giúp bé sớm được hòa nhập vào tập thể. Khi tham gia những hoạt động này, trẻ sẽ được lắng nghe, trình bày ý kiến của mình, trẻ học được cách phân chia công việc, cùng nhau phối hợp hoàn thành để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Một số mẹo nhỏ để bé tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động nhóm là bố mẹ có thể thực hành cho bé khi đang ở nhà, cùng nhau tham gia các hoạt động nhóm với anh chị, bố mẹ để bé tự tin hơn khi bước ra môi trường lớn hơn.
Dạy trẻ biết lắng nghe và chia sẻ
Lắng nghe và chia sẻ là kỹ năng cơ bản cần có phục vụ cho kỹ năng hợp tác ở trẻ. Trong một đội nhóm, sẽ luôn có nhiều ý tưởng, ý kiến khác nhau từ những thành viên, khi trẻ biết lắng nghe ý kiến và cảm xúc của những người xung quanh, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được vai trò của mình trong nhóm. Ngoài ra, khi trẻ biết chia sẻ ý tưởng, cảm xúc của mình thì việc hợp tác cùng sẽ thuận lợi hơn, mọi người cùng nhau xây dựng và cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung của nhóm trong quá trình hợp tác.
Bố mẹ có thể trò chuyện hằng ngày cùng con để dạy bé biết cách lắng nghe và chia sẻ, từ đó, bé sẽ dễ dàng áp dụng với bạn bè của mình mà không phải lo lắng. Luôn khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và ý tưởng của mình một cách rõ ràng để người khác có thể hiểu được. Đồng thời, luôn phải đề cao tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe và chia sẻ để trẻ hiểu được và thực hiện tốt hơn.
>>> Có thể ba mẹ sẽ quan tâm: Làm sao để trẻ thích đọc sách? Nhưng mẹo hay Learn to Grow chia sẻ
Khuyến khích trẻ giải quyết xung đột một cách xây dựng
Trong quá trình hợp tác, những xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Bố mẹ nên dạy trẻ giải quyết xung đột một cách xây dựng để mọi người cùng được phát triển và không ảnh hưởng đến kết quả của quá trình hợp tác mà không làm tổn thương đến người khác. Nên để trẻ biết được mỗi người đều sẽ có một quan điểm và một góc nhìn khác nhau, và bản thân bé phải tôn trọng điều đó.
Điều cần làm là hướng dẫn bé nói chuyện thẳng thắn và lịch sự để giải quyết xung đột, rèn luyện cho bé tư duy giải pháp thay vì tư duy nhìn nhận vấn đề. Điều cần làm khi xung đột xảy ra là tìm được giải pháp để giải quyết nó và không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của tất cả mọi người.
Gương mẫu trong việc hợp tác
Trẻ em như một trang giấy trắng, bé sẽ học hỏi rất nhiều từ những người lớn xung quanh và gần nhất là bố mẹ. Vì vậy, phụ huynh cần làm gương cho bé trong việc hợp tác cùng nhau để dạy trẻ kỹ năng hợp tác từ những điều cơ bản nhất. Hãy cho trẻ thấy được cách bạn hợp tác cùng với các thành viên trong gia đình, hàng xóm, những người thân xung quanh để bé có thể tham chiếu.
Có thể thường xuyên tạo nên các hoạt động nhóm trong gia đình như làm vườn, cắm trại, tổ chức một bữa ăn tối,… và tất cả mọi người cùng nhau góp sức mình hoàn thành những hoạt động nhỏ đó. Từ đó, bé sẽ nhìn và học được kỹ năng hợp tác và ứng dụng nó.
Đưa ra phản hồi tích cực và khuyến khích
Điều không thể bỏ sót là phụ huynh cần phải đưa ra những phản hồi tích cực để động viên bé trong quá trình này. Dạy trẻ kỹ năng hợp tác là một hành trình xuyên suốt, không phải thực hiện trong ngày một, ngày hai là bé có thể thành thạo. Và trong hành trình đó, sẽ có lúc trẻ gặp phải những khó khăn khó giải quyết, điều quan trọng là phụ huynh cần ở bên động viên, chia sẻ cho bé thấy được bé đã làm được những gì và khuyến khích bé thực hiện tốt hơn.
Đây cũng là cách nuôi dưỡng tâm hồn của bé khi còn nhỏ, để bé có thể tự tin với những gì mình làm được, từ đó cố gắng để thực hiện những điều đó hoàn hảo.
Việc dạy trẻ kỹ năng hợp tác là điều vô cùng cần thiết và nó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng khi thực hiện đúng cách thì kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trên hành trình lớn lên. Nó không chỉ dừng lại ở việc bé biết cách tham gia vào hoạt động nhóm, biết cách lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng người khác, những kỹ năng này cũng sẽ ảnh hưởng đến tư duy, thế giới quan của bé khi lớn lên.