Một câu chuyện có thể gieo hạt mầm tò mò, cách kể đúng có thể nuôi dưỡng trí tuệ và khả năng sáng tạo. Đó chính là lý do nhiều gia đình, trường học hiện nay lựa chọn kể chuyện tư duy để giúp trẻ phát triển toàn diện, thay vì chỉ đơn thuần đọc truyện cho con nghe. Vậy kể chuyện tư duy là gì, mang lại lợi ích như thế nào, cách thực hiện ra sao? Hãy cùng Learn to Grow tìm hiểu ngay dưới đây.
Kể chuyện tư duy là gì?
Kể chuyện tư duy lại là một bước tiến xa hơn, phương pháp giáo dục chủ động. Đây là phương pháp giáo dục khuyến khích trẻ không chỉ lắng nghe mà còn chủ động suy nghĩ, đặt câu hỏi, phân tích, phản biện và sáng tạo ra những ý tưởng mới từ nội dung câu chuyện.
Khác với kể chuyện thông thường, phương pháp này tập trung vào việc biến một câu chuyện thành công cụ mở rộng kiến thức, rèn luyện tư duy phản biện, khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, truyền đạt ý tưởng.
Trong buổi kể chuyện tư duy, người kể (bố mẹ, giáo viên) sẽ đóng vai trò dẫn dắt. Trẻ được khuyến khích bày tỏ quan điểm, đặt câu hỏi, gợi ý kết thúc khác, xây dựng nhân vật mới hoặc tình huống khác nhau. Chính những câu hỏi mở và không khí trò chuyện cởi mở sẽ kích thích trẻ suy nghĩ sâu hơn, phân tích nhiều góc độ thay vì tiếp nhận thông tin một chiều.

Lợi ích khi áp dụng phương pháp kể chuyện tư duy
Giúp trẻ phát triển trí tuệ & khả năng phản biện
- Kể chuyện tư duy khuyến khích trẻ đào sâu nội dung câu chuyện, đặt ra các câu hỏi “vì sao” và “nếu thì”. Trẻ học cách suy luận, phân tích, so sánh các tình huống, nhìn nhận sự việc từ nhiều khía cạnh. Những kỹ năng này rất cần thiết cho việc học tập ở trường, giải quyết vấn đề sau này.
Kích thích trí tưởng tượng & khả năng sáng tạo
- Trẻ được mời gọi nghĩ ra các tình huống mới, kết thúc khác, hoặc thêm nhân vật, chi tiết thú vị cho câu chuyện. Từ đó, khả năng tưởng tượng và sáng tạo sẽ phát triển tự nhiên, đồng thời giúp trẻ thấy hứng thú hơn với sách, chữ.
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ & giao tiếp
- Khi kể lại câu chuyện, trả lời câu hỏi hoặc đưa ra quan điểm, trẻ phải tư duy sắp xếp ý tưởng, dùng từ ngữ phù hợp và diễn đạt rõ ràng. Đây chính là cách mở rộng vốn từ vựng, rèn khả năng nói lưu loát, tự tin chia sẻ trước người khác.
Trau dồi giá trị sống và bài học đạo đức
- Mỗi câu chuyện đều mang theo một thông điệp về tình bạn, lòng tốt, sự sẻ chia, tinh thần dũng cảm hoặc cách xử lý tình huống khó khăn. Qua thảo luận, trẻ hiểu được ý nghĩa sâu xa và học cách áp dụng bài học vào thực tế.
Tăng gắn kết giữa cha mẹ và con
- Kể chuyện tư duy không chỉ là một hoạt động học tập mà còn là thời gian bố mẹ đồng hành, lắng nghe, chia sẻ với con. Những buổi kể chuyện trước giờ đi ngủ hoặc cuối tuần giúp cha mẹ hiểu con hơn, con cũng cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ bố mẹ.
>>> Bố mẹ có thể quan tâm: Khóa học kể chuyện sáng tạo giúp bé tỏa sáng, phát triển vốn từ

Những chủ đề kể chuyện tư duy bố mẹ có thể áp dụng
Để giờ kể chuyện luôn mới mẻ, bố mẹ có thể luân phiên nhiều chủ đề phù hợp với lứa tuổi, sở thích và khả năng tiếp thu của con. Một số gợi ý gồm:
- Kỹ năng sống: Các câu chuyện về lòng tốt, sự kiên trì, dũng cảm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác.
- Khoa học tự nhiên: Những truyện kể lồng ghép kiến thức về động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên.
- Lịch sử, văn hóa: Truyện về các nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, di tích văn hóa.
- Cảm xúc, hành vi: Giúp trẻ nhận diện và quản lý cảm xúc, hiểu cảm xúc của người khác, ứng xử phù hợp.
- Tình huống giải quyết vấn đề: Các câu chuyện có tình huống rắc rối để trẻ cùng suy nghĩ, từ đó tìm cách xử lý.
>>> Xem thêm: Những khoảnh khắc tại lớp kể chuyện sáng tạo 1 ở Learn to Grow

Làm sao để kể chuyện tư duy hiệu quả?
Để giờ kể chuyện thực sự hiệu quả, bố mẹ nên chú ý một số điểm quan trọng sau:
- Chọn truyện phù hợp: Câu chuyện nên gần gũi, dễ hiểu, có tính giáo dục và phù hợp với độ tuổi.
- Chuẩn bị trước: Đọc kỹ nội dung, nắm ý chính, chuẩn bị câu hỏi gợi mở hoặc tranh minh họa nếu cần.
- Kể chuyện sinh động: Dùng giọng kể biểu cảm, thay đổi âm điệu theo nhân vật để thu hút trẻ.
- Khuyến khích con đặt câu hỏi: Trong quá trình kể, bố mẹ có thể tạm dừng, hỏi con suy nghĩ, gợi ý con tưởng tượng thêm.
- Thảo luận sau khi kể: Hỏi con thích nhất chi tiết nào, bài học rút ra là gì, nếu con là nhân vật thì sẽ làm gì khác. Có thể mời con kể lại hoặc vẽ minh họa.
- Kiên nhẫn & lắng nghe: Luôn tôn trọng ý kiến của con, dù câu trả lời đôi khi ngây ngô. Sự khích lệ từ bố mẹ là động lực để con tự tin và hứng thú hơn.
Kể chuyện tư duy không chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Đó là cách gieo vào lòng con tình yêu với sách, niềm say mê khám phá, khả năng suy nghĩ đa chiều và sự tự tin nói lên quan điểm. Đồng hành cùng con qua những câu chuyện nhỏ, bố mẹ sẽ thấy con từng ngày trưởng thành hơn, dạn dĩ hơn, sẵn sàng mở rộng thế giới của riêng mình.
Learn to Grow tin rằng, chỉ cần duy trì đều đặn hoạt động kể chuyện tư duy, bố mẹ đã trao cho con một hành trang quý giá để phát triển toàn diện, bền vững từ những điều nhỏ nhất.