Giữa thời đại AI phát triển mạnh mẽ, vai trò của đọc sách vẫn không hề mai một. Trái lại, sách ngày càng quan trọng trong việc nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và chiều sâu nội tâm – những giá trị cốt lõi mà công nghệ không thể thay thế.
Vai trò của đọc sách trong việc phát triển trí tuệ con người
Đọc sách không chỉ giúp giải trí hay học hỏi, mà còn là chìa khóa để rèn luyện tư duy độc lập và sáng tạo. Khi AI ngày càng làm được nhiều việc thay con người, thì nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng suy nghĩ sâu sắc từ việc đọc sách càng trở nên thiết yếu.
Đọc sách giúp:
- Mở rộng vốn hiểu biết: Mỗi cuốn sách là một kho tàng trí thức giúp bạn hiểu sâu hơn về thế giới và chỉnh bản thân mình.
- Kích thích trí tưởng tượng: Khi đọc, bạn buộc phải hình dung, kết nối và tưởng tượng, điều này giúp não bộ linh hoạt hơn.
- Phát triển tư duy phản biện: Khác với việc lướt mạng xã hội hay xem những video ngắn, đọc sách sẽ khiến bạn phải dừng lại, phân tích và đánh giá thông tin.
- Xây dựng hệ giá trị cá nhân: Những cuốn sách giàu chiều sâu giúp người đọc hình thành tư duy độc lập, niềm tin và xây dựng chuẩn mực đạo đức riêng.
>>> Tham khảo: Tác dụng của việc trẻ em đọc sách các bậc phụ huynh nên biết
Đọc sách và sự sáng tạo – Mối liên hệ không thể tách rời
Trong thời đại công nghệ hóa, AI có thể tạo ra vô vàn ý tưởng trong vài giây, sáng tạo của con người không còn là sự mới lạ, mà là sự sâu sắc và có cảm xúc. Đó chính là nơi đọc sáng phát huy được vai trò nền tảng.
- Những cuốn tiểu thuyết khơi gợi cảm xúc và sự đồng cảm là thứ mà AI không thể hiểu.
- Những tác phẩm khoa học mở rộng tầm nhìn và khả năng kết nối liên ngành là thứ giúp con người sáng tạo có định hướng.
- Những cuốn sách triết học, tâm lý, văn hóa giúp con người đặt câu hỏi đúng và tư duy đa chiều.
- Những tác phẩm lịch sử kích thích sự mày mò, tìm tòi và học tập thế hệ đi trước.
- Những mẩu truyện ngắn phát huy sự sáng tạo của trẻ để phát triển bản thân năng động hơn.
Vì vậy, vai trò của đọc sách trong sáng tạo không nằm ở tốc độ mà nằm ở chiều sâu. Chính sự đào sâu, suy ngẫm từ việc đọc đã tạo nên những sáng kiến mang tính đột phá.
AI – Công cụ hỗ trợ chứ không thay thế sáng tạo
Giới hạn của AI trong sáng tạo
Dù AI có thể tạo ra nghệ thuật, văn bản hay âm nhạc, nhưng nó vẫn thiếu “tâm hồn” và trải nghiệm sống – những yếu tố cốt lõi làm nên sự sáng tạo đích thực.
Như Tiến sĩ Margaret Boden từng nhấn mạnh, sáng tạo không chỉ là lắp ghép thông tin, mà là kết tinh từ cảm nhận và suy tư cá nhân – điều chỉ con người mới có.
Công cụ thu thập ý tưởng chứ không sinh ra ý tưởng mới
AI học từ dữ liệu quá khứ, nhưng không thể cảm nhận hiện tại hay tạo ra ý tưởng thực sự đột phá. Chính trải nghiệm và suy nghĩ cá nhân mới là nguồn gốc của sự sáng tạo đích thực, điều mà con người luôn giữ lợi thế so với máy móc.
Làm sao để nuôi dưỡng thói quen đọc trong thời đại số?
Lợi ích của việc đọc là không thể phủ nhận, những để duy trì được thói quen này giữ vô vàn lựa chọn giải trí vẫn là một thách thức. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn hoặc trẻ em gắn bó lâu dài với sách:
- Chọn thể loại phù hợp: Không cần bắt đầu từ những cuốn sách học thuật khó hiểu. Truyện ngắn, sách kỹ năng hay truyện tranh giàu ý nghĩa là một lựa chọn tốt.
- Tạo không gian đọc yên tĩnh: Một góc nhỏ với ánh sáng ấm áp sẽ tạo cảm giác dễ chịu khi đọc.
- Đặt mục tiêu nhỏ mỗi ngày: Đọc từ 5-10 trang/ ngày để hình thành thói quen đọc sách.
- Tham gia cộng đồng đọc sách: Chia sẻ cảm nhận hoặc review sách cũng là cách tốt để duy trì động lực.
- Kết hợp công nghệ đúng cách: Sử dụng sách nói, ebook hoặc một số ứng dụng đọc sách cũng là một phương tiện hiện đại để duy trì niềm yêu thích với sách.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Làm sao để trẻ thích đọc sách? Cha mẹ đừng bỏ lỡ mẹo hay này
Trong thời đại 4.0, vai trò của đọc sách càng trở nên thiết yếu. Đó không chỉ là cách tiếp thu tri thức, mà còn là chìa khóa để nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và phát triển bản thân một cách bền vững.